Cách nuôi cá Betta cơ bản đầy đủ nhất

Cách nuôi cá Betta cơ bản được áp dụng cho các bạn yêu cá mới bắt đầu nuôi. Đây là loài cá này đòi hỏi nhiều sự chăm sóc từ bạn. Cùng tìm hiểu cách nuôi cá Betta cơ bản: thiếp lập bể, cách nuôi, vệ sinh và chăm sóc cá dưới bài viết này nhé.

Cách nuôi cá Betta

Cách nuôi cá betta cho người mới

Sơ lược về cá Betta

Cá betta hay còn được gọi cá xiêm là giống cá chọi bắt nguồn ở Thái Lan, sau đó lan rộng khắp các nước Đông Nam Á và Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của giống cá này là màu sắc rực rỡ, đa dạng từ các gam màu nóng cho đến các gam màu lạnh.

Thân hình cá nhỏ nhắn nhưng nhờ vây đuôi xòe rộng, đường bơi uyển chuyển nên rất lộng lẫy và cuốn hút mọi ánh nhìn của người chơi cá.

Hướng dẫn cách nuôi cá betta cơ bản

Chọn giống cá betta

Sự lớn lên và phát triển, màu sắc của cá Betta phụ thuộc nhiều vào giống cá. Vì vậy, bạn phải chọn cá giống không bị dị tật, khỏe mạnh và có màu ổn thì nhiều % là cá sẽ lớn lên khỏe mạnh nhất có thể.

Khi chọn cá bạn cũng nên lưu ý quan sát mắt mũi miệng và vây cá xem có bị tật, rách hay các bệnh khác không nhé.

Thức ăn cho cá

Cá Betta thường yêu thích các thức ăn như: hạt đóng gói, thịt băm, lăng quăng, bọ gậy. Bạn nên cho cá ăn thường xuyên 2 lần/ngày với lượng thức ăn bằng mắt cá sẽ đảm bảo chu trình phát triển mạnh nhất cho chú cá của bạn.

Chăm sóc cá

Lượng nước và nhiệt độ trong hồ phải nằm ở mức phù hợp để cá Betta có thể bơi lội thoải mái.

  • Độ pH trong khoảng 7 từ 7.5, nhiệt độ từ 24 đến 30 độ C.
  • Mực nước trong hồ chiếm ⅔ bể cá và tránh cho cá đối mặt trực tiếp vì cá sẽ hiếu chiến, xù đuôi lên gây ảnh hưởng đến cá.

Lưu ý:

  • Phần độ pH và nhiệt độ có thể chênh lệch tùy hoàn cảnh bạn nuôi, tuy nhiên phải đảm bảo trong khoảng yêu cầu.
  • Đặc biệt, nước trong hồ, bể không được có clo. Nếu trường hợp nhà sử dụng nước máy (có clo) thì phải phơi nước hoặc sử dụng chai khử clo trước khi thả cá vào.

Cách để phân biệt cá Betta trống và mái để tách bầy

  • Thời điểm tách bầy, lúc này cá trống trở nên đậm hơn, chúng hay xòe vây để uy hiếp những con cá khác.
  • Vây hậu môn của cá trống trở nên nhọn hơn ở phía sau và dài hơn so với vây của cá mái. Vây bụng của chúng cũng to bản và dày hơn.

Các triệu chứng bệnh ở cá Betta

Xuất hiện các mảng mờ trên vây hoặc cơ thể

Các mảng mờ trên vật là tình trạng nhiễm nấm đã bắt đầu. Chúng thường do vết thương hở tiếp xúc với nước bẩn, nước kém chất lượng. Lúc này, bạn nên thay nước nặng sau đó xử lý bằng Pimafix để điều trị cho cá.

Bụng căng phồng với vảy bị lòi ra ngoài

Đái tháo đường là một tình trạng phức tạp, thường gây tử vong cho cá Betta do nhiễm vi khuẩn bên trong, thời gian sẽ gây tích tụ chất lỏng trong khoang cơ thể. Cơ thể cá Betta sẽ bị phồng lên và vảy sẽ nhô ra ngoài. Lúc này hãy thay nước và dùng kháng sinh ngay lập tức.

Đôi mắt mở to

Đôi mắt mở to là một bệnh nhiễm trùng phía sau mắt do vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong điều kiện nước kém. Lúc này, bạn nên dùng thuốc kháng sinh như muối cá Melafix xand để chữa trị cho cá.

Nếu hiểu và thực hiện đầy đủ các bước nuôi cá Betta cơ bản thì chắc chắn chú cá của bạn sẽ lên màu đẹp, lanh lợi và mạnh khỏe lắm đấy. Hy vọng qua bài chia sẻ trên bạn sẽ hiểu rõ cách nuôi.

Cảm ơn bạn đọc yêu cá Betta đã theo dõi bài viết này!

Thẻ

Bạn đang nghĩ gì?

Để lại bình luận

Xóm Cá
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Giỏ hàng